Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyên nhân máy lạnh không lạnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyên nhân máy lạnh không lạnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Nguyên nhân máy lạnh không lạnh là như thế nào?

Nếu điều hòa của bạn đột nhiên lạnh yếu hoặc không lạnh thì rất có thể máy lạnh bị rò rỉ gas, nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất khiến máy lạnh không lạnh mà còn nhiều nguyên nhân khác như: hư board, cháy tụ, sập CP,... Nên cần phải kiểm tra kỹ càng trước khi phán đoán nguyên nhân và cách xử lý phù hợp. Vì vậy hãy cùng Nhất Long tìm hiểu nguyên nhân máy lạnh không lạnh ngay sau đây.

Tấm lọc bị bám bụi

Theo thống kê, hầu hết máy lạnh tại khu vực nội thành HCM và các tỉnh lân cận là dòng 1 chiều, chỉ được dùng chủ yếu vào mùa nóng, và gần như bị "bỏ quên" tại các thời điểm khác trong năm. Chính bởi lý do này đã khiến nhiều hộ gia đình không làm sạch khay lọc bụi định kỳ, khiến bụi bám vào và giảm khả năng làm mát của máy.

Cần lưu ý rằng tấm lọc bụi điều hòa có chức năng lọc bụi trong không khí trước khi đi qua dàn lạnh và quạt dàn lạnh. Đây là bộ phận rất cần thiết đối với điều hòa bởi lượng bụi trong không khí là rất lớn, nếu không lọc cẩn thận, bụi sẽ bám trên dàn lạnh gây hỏng hóc, hoạt động kém hiệu quả. Do đó, cần vệ sinh máy lạnh định kỳ từ 3-6 tháng để đảm bảo cho thiết bị chạy ổn định nhất.

Điều hòa hết gas


Điều hòa hết gas là căn bệnh thường gặp trên các máy điều hòa nhiệt độ sau khi đã sử dụng được một thời gian dài. Dấu hiệu nhận biến khi hết gas là khi điều hòa được bật lên ở chế độ làm mát nhưng không thấy hơi mát tỏa ra, hoặc có nhưng rất yếu cho dù đã về nhiệt độ thấp nhất.

Một số dòng điều hòa cao cấp có cảm biến cảnh báo tình trạng gas trong máy. Khi máy lạnh sắp hết gas, hệ thống sẽ cảnh báo để người sử dụng được biết. Nếu điều hòa hết gas, người dùng có thể gọi điện tới các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa để nạp gas, nhằm đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định.

Điện không đủ tải

Hầu hết các dòng điều hòa tại Việt Nam có thể hoạt động tốt trong phạm vi nguồn điện từ 200 - 230V. Thế nhưng trong những ngày nắng nóng vừa qua, do nhu cầu dùng thiết bị điện tăng cao đột biến, nên tại nhiều khu vực ngoại thành, thậm chí tại một số nơi trong tại Hồ Chí Minh, đã có hiện tượng quá tải nhiệt, khiến một số nơi điện cung cấp chỉ còn dưới 200V.

Điện cung cấp không đủ khiến máy điều hòa, đặc biệt là các dòng thế hệ cũ, máy nén (block) không thể hoạt động trơn tru và kém hiệu quả. Thậm chí một số trường hợp điện chập chờn còn gây cháy, hỏng bảng mạch bên trong thiết bị.

Để khắc phục điều này, người dùng tại những khu vực điện kém ổn định, điện yếu, nên tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết, tránh khung giờ cao điểm (6-8 giờ tối), hoặc mua thêm bộ ổn áp để dùng cho các thiết bị điện trong nhà.

Máy lạnh bị hỏng tụ

Vào những ngày nắng nóng, chúng ta thường sử dụng máy lạnh với tình trạng quá tải kèm với việc để nhiệt độ quá thấp so với môi trường bên ngoài, hay block phải chạy trong một thời gian dài mà không thể ngắt được, dẫn đến tụ bị hỏng. Lúc này máy lạnh nhà bạn chẳng khác nào một chiếc máy quạt thông thường, khả năng làm lạnh sẽ không còn được phát huy. Điều cần thiết là mình nên gọi ngay các nhân viên kỹ thuật tới sửa chữa.

Máy nén không chạy

Máy nén là một bộ phận quan trọng của máy lạnh, nhân viên kỹ thuật thường gọi nó là block, ảnh hưởng lớn đến khả năng làm lạnh của thiết bị. Do nó được bố trí bên trong dàn nóng, nên thường chịu tác động trực tiếp từ môi trường như nắng gắt, làm không trao đổi nhiệt được gây ra quá tải, nên có nguy cơ bị hư hỏng rất cao. Tiếp đến, bạn cần chú ý rằng nguồn điện chập chờn, không ổn định cũng gây ra cháy block.

Vị trí lắp đặt


Nếu bạn nghĩ rằng, mua máy lạnh về lắp đâu cũng được thì đây là một quan niệm sai lầm nhất quả đất đấy ạ. Chẳng may chúng ta lắp máy ngay trên bức tường nóng nhất của căn phòng, nơi thường xuyên bị mặt trời chiếu trực tiếp vào, lúc này thay vì làm mát không gian, thì thiết bị sẽ làm mát tường trước. Do đó, bạn vừa phải tiêu hao một lượng điện năng lãng phí, vừa phải chịu đựng cái nóng bức của mùa hè nữa chứ!

Bật tung các cánh cửa

Với những căn phòng được thiết kế cho việc lắp đặt máy lạnh, thì đa số những cánh cửa đều được đóng kín. Nhưng vẫn có một số bạn vô tư đi vào mà quên mất việc đóng cửa lại, thì cho dù máy lạnh có hoạt động tốt đến mấy cũng không thể làm lạnh được. Do đó, bạn nên lưu ý rằng, nên đóng kín cửa khi bật máy lạnh, điều này không chỉ làm mát nhanh hơn, mà còn giúp chúng ta tiết kiệm được một lượng điện năng tiêu thụ nữa.

Nhiệt độ ngoài trời quá cao

Bên cạnh các lý do kể trên, thì nhiệt độ quá cao tại khu vực nội thành, đặc biệt là vào khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều, có thể khiến điều hòa hoạt động kém hiệu quả, bởi đa số các thiết bị làm mát hiện nay có cơ chế bảo vệ quá nhiệt khi nhiệt độ lên trên 43 độ C (46 độ C với các dòng cao cấp).

Việc đặt cục nóng đặt tại vị trí không hợp lý cũng khiến nhiều máy điều hòa hoạt động kém hiệu quả. Theo các chuyên gia, người dùng cần lắp đặt cục nóng tại không gian thoáng, có luồng gió lưu thông, tránh không gian chật hẹp, sát mái tôn, mặt trời chiếu trực tiếp.